VẢI MODAL LÀ GÌ? ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG LOẠI VẢI NÀY.

Ngày đăng: 24/09/2022
Nhiều năm trở lại đây, mọi người ngày càng ưa chuộng những sản phẩm thời trang được làm từ chất liệu thiên nhiên. Trong đó, modal cũng là một chất vải được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Vậy vải modal có những ưu điểm, nhược điểm gì?

 

phong cách thể thao hiện đại trong tương lai - Minh Sport

1. Vải sợi modal là gì?

Vải modal là chất liệu vải sinh học được làm từ cellulose tái chế từ cây sồi. Chất liệu này được lấy từ những cây sồi cổ thụ có tuổi thọ lâu năm được trồng tại những rừng sồi rộng lớn như Bắc Âu và Trung Âu.

Cây sồi (một loại cây thân gỗ) thuộc nhóm cây cổ thụ có khả năng kháng sâu bọ rất tốt nên trong quá trình chăm bón không cần phải bổ sung phân bón, thuốc trừ sâu. Vì thế, phần lớn khách hàng đánh giá cao về nguồn gốc thân thiện của chất vải này.Đặc trưng của chất vải modal là khả năng co giãn tốt, chất vải mềm mịn, dễ dàng hút ẩm. Hơn thế nữa, một đặc tính nổi bật mà chỉ có chất vải này sở hữu chính là khả năng kháng khuẩn cao.

Ngày nay, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều sản phẩm được thiết kế từ loại vải này, cụ thể như quần áo, vớ, gang tay, chăn ga gối đệm...

2. Nguồn gốc ra đời của vải modal

Vào khoảng thập niên 30 của thế kỷ XX, một số quốc gia ở phía Bắc châu Âu phát hiện cây sồi là một nguyên liệu mới có thể sản xuất được vải. Từ đó, loài cây này được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất. 

Mặt khác, khu vực các nước Bắc Âu tập trung khá nhiều cánh rừng sồi lớn, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc sản xuất vải từ nguồn nguyên liệu này.

Đến thập niên 60 của thế kỷ XX, vải sợi modal trở thành nguyên liệu được sử dụng phổ biến để thiết kế nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, những đặc tính nổi bật của chất vải modal vẫn chưa được tận dụng nhiều.

3. Quy trình sản xuất của vải modal

Để sản xuất được những thước vải modal người thợ cần phải thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình sau đây:

- Bước 1: lựa chọn cây gỗ sồi đạt yêu cầu để thu hoạch, nghiền nhỏ và tiến hành xử lý bằng nhiệt. Trong đó, công đoạn xử lý gỗ bằng nhiệt giúp phân tách thành phần Cellulose trong gỗ thành hỗn hợp dạng lỏng, hơi sánh.

- Bước 2: chất lỏng Cellulose sau khi đã phân tách sẽ chuyển sang công đoạn phá vỡ các cấu trúc liên kết dưới sự tác động của nhiệt độ cao. Khi đó, Cellulose từ dạng lỏng chuyển sang dạng bùn để dễ dàng thực hiện những công đoạn kéo sợi tiếp theo.

- Bước 3: cho hỗn hợp bùn thu được vào những lỗ khuôn đã chuẩn bị sẵn để tiến hành dệt sợi.

- Bước 4: hoàn tất quá trình dệt sẽ thu được chất liệu vải sợi và tiếp tục mang chúng đi rửa, tẩy trắng.

- Bước 5: sợi sau khi được vệ sinh sạch, sẽ được mang đi dệt để tạo thành vải.

Thành phẩm sau khi hoàn tất quy trình sản xuất - dệt

4. Đặc tính của vải modal

Chất liệu vải sợi modal được nhiều người biết đến và lựa chọn nhờ vào những đặc tính vượt trội, đáp ứng nhu cầu của nhiều tệp khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những ưu điểm của chất vải này.

- Chống co rút: Chất vải modal được sản xuất từ nguyên liệu chính là Cellulose (một hợp chất hóa học có khả năng liên kết rất cao) nên vải sợi modal ít bị dão khi sử dụng. Nhờ đó, các trang phục được thiết kế từ chất vải này luôn giữ được form dáng kể cả sau khi sử dụng một thời gian dài.

- Độ bền cao: Nhờ khả năng liên kết khá bền chặt của Cellulose mà chất vải modal có độ bền rất cao, kể cả khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước và nhiệt độ. Ngoài ra, độ co giãn của chất vải này cũng được đánh giá rất tốt. Do đó, vải sợi modal được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất những sản phẩm công năng.

 Thấm hút tốt: ngoài ưu điểm co giãn tốt, thoáng mát, mềm mịn, vải modal còn có khả năng thấm hút cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thấm hút của vải sợi ,odal cao hơn vải cotton đến 25%. Do đó, chất vải này có thể sử dụng cho những mẫu thiết kế nội y.

- Thân thiện với môi trường: Nguồn nguyên liệu để sản xuất vải sợi modal chính là cây sồi, khác hẳn một số chất vải khác được làm từ hóa chất học công nghiệp. 

Do đó, chất vải này không chỉ được ứng dụng rộng rãi cho đa dạng sản phẩm mà còn được nhiều người quan tâm, lựa chọn sử dụng nhờ đặc tính thân thiện với môi trường.

5. Ứng dụng của vải modal trong đời sống

5.1. Sản xuất tất - vớ

Với đặc điểm mềm mịn, thoáng mát, độ co giãn tốt, những đôi tất được sản xuất từ chất vải modal được rất nhiều người hài lòng và lựa chọn.

5.2. Sản xuất đồ nội y

Vải modal được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội y bởi chất vải mềm mại, thoáng khí, an toàn cho người sử dụng, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.

5.2. Sản xuất chăn ga gối đệm

Modal là một trong những chất liệu vải được ứng dụng phổ biến trong sản xuất chăn ga gối đệm nhờ độ bền cao, không bị dão và thấm hút tốt. Các sản phẩm được làm từ chất liệu vải này luôn mang đến sự thoải mái, mềm mại cho làn da khi tiếp xúc nên được nhiều người ưa chuộng. Do đó các thương hiệu chăn ga gối nổi tiếng thường ứng dụng chất liệu này trong các sản phẩm cao cấp của mình.

Được làm từ chất liệu vải modal cao cấp, an toàn cho da và có khả năng thấm hút tốt, độ thoáng khí cao. So chăn ga gối cotton, chăn ga gối chất liệu modal có khả năng chống co ngót và ít phai màu.

6. Cách vệ sinh và bảo quản vải modal

6.1. Vệ sinh đúng cách

- Nên giặt những sản phẩm được làm từ chất liệu vải sợi modal bằng nước thường. Tuyệt đối không sử dụng nước ở nhiệt độ cao (từ 70 độ C trở lên) để giặt.

- Mặc dù chất vải modal đều có thể vệ sinh bằng tay và bằng máy nhưng với những sản phẩm cần giữ form dáng bạn nên ưu tiên giặt tay. Trong trường hợp giặt máy, bạn nên cho sản phẩm vào túi giặt và giặt ở chế độ thấp.

- Không nên sử dụng những dung dịch có chứa nhiều thành phần hóa chất với đặc tính tẩy rửa mạnh khi vệ sinh những sản phẩm được sản xuất từ chất vải modal.

Giặt tay giúp vải modal duy trì chất lượng tốt hơn 

 

6.2. Phơi và bảo quản

Để bảo vệ chất lượng và vẻ đẹp thẩm mỹ của chất vải sợi modal, các bạn nên lưu ý không phơi sản phẩm trực tiếp dưới trời nắng gắt. Bởi vì dưới sự tác động của nhiệt độ cao trong thời gian dài, có thể khiến các sợi vải bị co lại. 

Nhìn chung, với tất cả các sản phẩm bằng vải, bạn nên phơi ở những nơi sạch sẽ, có nhiều gió và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.

Nguồn: Tổng hợp

Ảnh: Internet

-----------------
ANH MINH TEXTILE
Hotline: 0903335096
Website: https://anhminhtextile.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/AnhMinhFabric/